Quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi trong tình hình mới

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG TĂCN

Đối với TĂCN thương mại trong nước

  • Cơ quan kiểm tra: Cục Chăn nuôi; Sở NN&PTNT.
  • Nội dung kiểm tra:

– Thực hiện công bố tiêu chuẩn, công bố hợp quy.

– Thực hiện biện pháp quản lý chất lượng.

– Thực hiện ghi nhãn.

– Lấy mẫu thử nghiệm.

Đối với TĂCN nội bộ

– Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu an toàn quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

– Quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đối với TĂCN nhập khẩu

  • Cơ quan kiểm tra (từ ngày 16/5/2024):

Cục Chăn nuôi kiểm tra chất lượng.

Cục Bảo vệ thực vật chỉ kiểm dịch (kiểm dịch thực vật đối với thức ăn chăn nuôi thuộc diện phải kiểm dịch).

Cục Thú y chỉ kiểm dịch (kiểm dịch động vật đối với thức ăn chăn nuôi thuộc diện phải kiểm dịch).

  • Nội dung kiểm tra:

Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu.

Kiểm tra ngoại quan, cảm quan.

Lấy mẫu thử nghiệm.

LẤY MẪU VÀ THỬ NGHIỆM TĂCN PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Lấy mẫu theo TCVN hoặc quy định của Bộ NN&PTNT.

Người lấy mẫu được BNN&PTNT đào tạo, cấp chứng chỉ.

Thử nghiệm tại phòng thí nghiệm được chỉ định.

Chỉ tiêu kiểm tra: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật khác.

XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TĂCN

  • Kết quả thử nghiệm về chất lượng TĂCN là kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm của phòng thử nghiệm được chỉ định sau khi tính độ dao động kết quả thử nghiệm.
  • Việc thử nghiệm mẫu TĂCN phục vụ quản lý Nhà nước phải thực hiện trước khi lô sản phẩm được lấy mẫu thử nghiệm hết hạn sử dụng (không áp dụng đối với kiểm tra chất cấm trong TĂCN).
  • Trường hợp không đồng ý với kết quả thử nghiệm, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại bằng văn bản gửi cơ quan kiểm tra.

ĐỘ DAO ĐỘNG CHO PHÉP TRONG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TĂCN

  • Giải quyết khiếu nại kết quả thử nghiệm về chất lượng TĂCN

– Cơ quan kiểm tra sử dụng mẫu lưu hoặc lấy lại mẫu (khi cần thiết) để thử nghiệm chỉ tiêu bị khiếu nại tại phòng thử nghiệm được chỉ định khác phòng thử nghiệm lần đầu. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để đưa ra kết luận cuối cùng.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại về kết quả thử nghiệm do phòng thử nghiệm duy nhất được chỉ định tại Việt Nam thực hiện, cơ quan kiểm tra có thể gửi mẫu đến phòng thử nghiệm ở nước ngoài đã được tổ chức quốc tế, khu vực công nhận hoặc được Cục Chăn nuôi thừa nhận. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để đưa ra kết luận cuối cùng.

– Trường hợp lô hàng có kết quả thử nghiệm bị khiếu nại mà đã hết hạn sử dụng, thì kết quả thử nghiệm lần đầu là căn cứ để đưa ra kết luận cuối cùng.

– Chi phí giải quyết khiếu nại về kết quả thử nghiệm do tổ chức, cá nhân chi trả theo quy định của pháp luật.

QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG TĂCN

  • Cấm sử dụng kháng sinh trong TĂCN nhằm mục đích kích thích sinh trưởng (khoản 4 Điều 12 Luật Chăn nuôi).
  • Kháng sinh được sử dụng trong TĂCN nhằm 2 mục đích: Trị bệnh cho vật nuôi; Phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non.
  • Sử dụng khánh sinh trong TĂCN cần tuân thủ các quy định của Bộ NN&PTNT.

THỨC ĂN CHĂN NUÔI CHỨA KHÁNG SINH

  • Quy định về vật nuôi ở giai đoạn con non

– Lợn con < 25 kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi.

– Gà, vịt, ngan, chim cút từ 01 đến 21 ngày tuổi.

– Thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi.

– Bê, nghé từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi.

  • Quy định về sử dụng kháng sinh trong TĂCN

– Kháng sinh sử dụng trong TĂCN phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

– Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất TĂCN theo đơn của người có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh.

– Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ.

– Tên và hàm lượng kháng sinh, mục đích sử dụng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng, tên và địa chỉ trang trại hoặc cơ sở chăn nuôi (đối với trường hợp điều trị, điều trị dự phòng) trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành phù hợp với nội dung ghi trong đơn thuốc của người kê đơn thuốc thú y theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y.

LỘ TRÌNH SỬ DỤNG KHÁNH SINH TRONG TĂCN ĐỂ PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI Ở GIAI ĐOẠN CON NON

SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y KHÔNG PHẢI KÊ ĐƠN TRONG TĂCN

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y không phải kê đơn theo quy định về thú y để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin sau trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo:

  • Tên và hàm lượng hoạt chất có tác dụng phòng, trị bệnh.
  • Mục đích sử dụng.
  • Hướng dẫn sử dụng.
  • Thời gian ngừng sử dụng.
  • Các thông tin trên phải phù hợp với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thuốc thú y và pháp luật về quản lý thuốc thú y.

Nguồn: Cục Chăn Nuôi