Quy trình công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi

Công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi là gì và thủ tục thực hiện như thế nào bạn đã biết chưa? Thức ăn chăn nuôi là một trong những sản phẩm bắt buộc phải được công bố hợp quy trước khi phổ biến rộng rãi trên thị trường. Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải rắc rối khi thực hiện thủ tục này. Nắm được những khó khăn ấy của các doanh nghiệp, chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm để thực hiện công bố hợp quy cho thức ăn chăn nuôi ngay dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé.

Công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi rất cần thiết cho các doanh nghiệp muốn phổ biến rộng rãi sản phẩm của mình tới khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về thủ tục này nhé.

thức ăn chăn nuôi

Hợp quy thức ăn chăn nuôi là gì

Hợp quy thức ăn chăn nuôi là văn bản chứng nhận đánh giá chất lượng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy chuẩn quy định của pháp luật. Khi nhà sản xuất nộp đơn đăng ký, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra kết luận thức ăn chăn nuôi và nhà xưởng sản xuất đó có đạt quy chuẩn hay không. Mọi tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi muốn đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường đều phải thực hiện công việc này.

Các loại thức ăn chăn nuôi cần chứng nhận hợp quy

  • Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
  • Thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm
  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt;
  • Thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt;
  • Thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt,…

Các Quy chuẩn để kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi

  • QCVN 01-183:2016/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi – Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố, nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm;
  • QCVN 01-190:2020/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.

Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi thuộc danh mục quy định tại các văn bản trên đều phải thực hiện việc chứng nhận và công bố hợp quy thì sản phẩm mới được phép lưu hành trên thị trường. Bất kể là công bố thức ăn chăn nuôi nhập khẩu hay hàng hóa sản xuất trong nước cũng đều phải chấp hành nghiêm chỉnh. Nếu không thực hiện đúng quy định, các cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ pháp lý của việc chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi

  • Thông tư 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 09 năm 2011 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi;
  • Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 07 năm 2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi;
  • Quy chuẩn QCVN 01 – 183:2016/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi – Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm;
  • Quy chuẩn QCVN 01 – 77: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi – Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Quy chuẩn QCVN 01 – 78: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi – Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi.

Điều kiện tiến hành công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi

Về phía sản phẩm cần đáp ứng

  • Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
  • Phải có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi
  • Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng cấp cơ sở đánh giá
  •  Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
  • Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm
  • Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).

Hồ sơ công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi gồm các giấy tờ

  • Bản công bố hợp chuẩn
  • Bản sao giấy ĐKKD
  • Bản sao tiêu chuẩn tương ứng dùng công bố
  • Bản sao chứng nhận iso nếu còn hiệu lực (nếu có)
  • Báo cáo đánh giá hợp chuẩn thức ăn chăn nuôi
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng.
  • Mẫu nhãn sản phẩm ( có ghi thông tin sản phẩm)
  • Mẫu sản phẩm để phục vụ việc công bố.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện VSATTP.

công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi

Thủ tục công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi

Thủ tục công bố cần phải được tiến hàng theo quy trình được quy định trong Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Ngoài ra, công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi sẽ thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Căn cứ theo Điều 13, Chương III, Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN việc công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1

  • Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp quy).
  • Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
  • Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  • Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
  • Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Bước 2

Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).