Trước khi cai sữa – thời điểm vàng trong chăn nuôi heo nái

Một loạt nghiên cứu tại Đại học North Carolina State từ những năm 1976 đã chỉ ra rằng: Thời điểm quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất lứa đẻ tiếp theo của heo nái chính là thời gian từ khi heo con được sinh ra cho đến cai sữa, mà đặc biệt là thời điểm cai sữa.

Theo các nhà nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lứa đẻ tiếp theo của heo nái. Mà đặc biệt là ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sữa non.

Mặc dù điều nói trên đã được biết đến trong nhiều năm (từ năm 1976) nhưng ngành công nghiệp chăn nuôi heo đã phải vật lộn trong một thời gian dài để sử dụng những kiến thức này trong việc phát triển chiến lược quản lý nhằm tối đa hóa năng suất sinh sản của heo nái ở cấp độ thương mại.

Trong đó, Nelson và Robison (1976) có lẽ là 2 người đầu tiên nghiên cứu về chiến lược quản lý trước khi cai sữa nhằm tăng năng suất cho lứa đẻ tiếp theo của nái.

Trong nghiên cứu này, chiến lược nuôi dưỡng chéo đã được sử dụng để nhằm chuẩn hóa heo nái đẻ sao cho ít nhất cũng khai thác được khoảng 6 lứa hoặc lên tận 14 lứa.

Nelson và Robison cho biết, Những heo nái ở lứa đẻ thấp thì có trọng lượng heo con cai sữa cao hơn và số con sinh ra/lứa cũng nhiều hơn so với những heo nái đẻ nhiều lứa. Tuy nhiên thì tỷ lệ phôi sống không có sự khác biệt nhau nhiều giữa heo nái đẻ ít và nhiều lứa.

 

Sau đó, năm 2009, trên nền tảng nghiên cứu của Nelson và Robison (1976) thì Flower đã tiếp tục phát triển nghiên cứu này trên 3180 heo náihậu bị. Các chỉ số theo dõi bao gồm:

– Mùa sinh sản (mùa xuân hay mùa thu).

– Kích cỡ lứa đẻ (<7 lứa hoặc > 10 lứa).

– Trọng lượng heo con.

– Tuổi dậy thì và khả năng chịu đực của heo nái (tiếp xúc với heo đực giống ở 140 ngày tuổi, tiếp xúc với heo đực giống ở 140 ngày tuổi cộng với PG600, hoặc tiếp xúc heo đực giống ở 170 ngày tuổi).

Kết quả cho thấy những heo nái dậy thì sớm và những heo nái đẻ từ lứa đẻ thứ 1-6 đều cho heo con sơ sinh có trọng lượng nhỏ hơn các trường hợp còn lại.

Tác giả Flower còn cho biết, heo nái đẻ lứa 7-10 có số heo con trung bình sinh ra khoảng 11 con và heo nái đẻ trên 10 lứa thì có số heo con trung bình trên lứa khoảng 10,5 con và càng về sau càng giảm.

Cuối cùng, cả Nelson, Robison (1976) và Flowers (2009) đều cho biết rằng có thể tạo ra sự thúc đẩy lẫn nhau có tính chiến lược nhằm tăng cường chất lượng lần sinh sản tiếp theo cho heo nái. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy những heo nái hậu bị có lứa đẻ thấp có năng suất sinh sản cao hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ nguyên nhân là do tăng trọng/ngày trước khi cai sữa được cải thiện hay do số lứa đẻ của heo nái hay là cả hai yếu tố trên đã tạo nên năng suất vượt trội cho những heo nái đẻ dưới 6 lứa.

Có lẽ nghiên cứu của Knauer vào năm 2016 đã giúp giải thích kết quả của Nelson, Robison (1976) và Flowers (2009). Dữ liệu được thu thập từ 12.943 con heo nái hậu bị có nguồn gốc từ 11 trang trại chăn nuôi heo thương mại khép kín ở phía đông Carolina. Các chỉ số được theo dõi và thống kê bao gồm:

– Tổng số heo con sinh ra.

– Số con theo mẹ.

– Số con cai sữa.

– Tỷ số giới tính của lứa đẻ.

– Tình trạng nuôi dưỡng chéo.

– Tuổi cai sữa.

– Tuổi và trọng lượng cơ thể heo nái khi sinh.

– Trọng lượng heo con cai sữa ở 21 ngày tuổi.

– Tăng trọng trung bình/ngày của heo nái trước khi cai sữa.

Kết quả cho thấy số lứa đẻ không ảnh hưởng đến năng suất lần sinh sản sau đó của heo nái nhưng tăng trọng trung bình/ngày của heo nái trước khi cai sữa mà tăng thì năng suất của lứa đẻ sau đó cũng tăng. Điều này cho thấy kết quả từ Nelson, Robison (1976) và Flowers (2009) đã bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về tăng trưởng trước khi cai sữa chứ không phải do lứa đẻ của heo nái.

Như vậy rõ ràng, các nghiên cứu và những nỗ lực cải thiện quy trình chăn nuôi ở những đàn heo nái giống là cần thiết để xác định và thực hiện các chiến lược nhằm cải thiện tăng trọng/ngày cho heo nái trước khi cai sữa.

Ngoài ra, có lẽ chúng ta cũng cần phải nghiên cứu các chiến lược nhằm tăng lượng sữa non cho heo nái và lượng dinh dưỡng cần cho heo nái trước khi cai sữa đối với lần sinh sản tiếp theo.